0
(0)

Dễ dàng tạo, sắp xếp và quản lý khách hàng tiềm năng người ta thường dùng sales force automation. Vậy sales force automation là gì và các tính năng của SFA là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Sales force automation là gì?

Sales force automation viết tắt là SFA hay còn gọi là: Hệ thống quản lý lực lượng bán hàng tự động.

Đây là giải pháp công nghệ trong CRM (quản lý quan hệ khách hàng) nhằm tối ưu quy trình, hoạt động kinh doanh của đội ngũ bán hàng một cách tự động hoá.

Khi tích hợp với chức năng tiếp thị và dịch vụ khách hàng, nó trở thành một phần của quản lý mối quan hệ doanh nghiệp.

Ứng dụng này giúp doanh nghiệp lược bỏ các hoạt động kinh doanh thủ công, tối ưu thời gian và hiệu quả trong việc quản lý các khách hàng tốt hơn. Từ đó, tăng khả năng nuôi dưỡng và tỉ lệ chốt đơn trên từng khách hàng.

Ví dụ về tự động hóa lực lượng bán hàng: 

– Đại diện bán hàng có thể sử dụng phần mềm SFA để thiết lập thông báo đẩy khi khách hàng đủ điều kiện truy cập trang web của công ty và chiến dịch email marketing để chuyển đối tượng khách hàng này qua phễu bán hàng.

– Người quản lý có thể sử dụng phần mềm SFA để giám sát hoạt động và năng suất của người bán hàng và sử dụng thông tin đó để lập kế hoạch marketing và dự báo bán hàng.

2. Những tính năng không thể thiếu cho sales force automation

những tính năng không thể thiếu cho sales force automation

Mọi công cụ tự động hóa lực lượng bán hàng đều cần có 4 tính năng cơ bản sau đây:

Quản lý liên hệ

Chức năng quản lý liên hệ bao gồm một bảng điều khiển hoàn chỉnh với thông tin liên hệ, dữ liệu cá nhân, tương tác, khiếu nại, câu hỏi, mua hàng, ghi chú, email và tất cả các hoạt động khác. Tự động hóa quản lý liên hệ giúp tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng.

Nhờ quản lý liên hệ Doanh nghiệp sẽ theo dõi được quá trình mua sắm từ khách hàng, đồng thời đưa ra những hoạt động phù hợp trong quá trình như gửi báo giá, lên cuộc hẹn trao đổi, demo sản phẩm,… theo từng giai đoạn để chuyển đổi cơ hội tiềm năng thành khách hàng thành công.

Quản lý khách hàng tiềm năng

Hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng tự động có thể tiết kiệm thời gian của các đại diện bán hàng. Phần mềm có thể tự động chỉ định khách hàng tiềm năng cho các đại diện bán hàng phù hợp để tối ưu thời gian của đội ngũ bán hàng. Các chức năng quản lý khách hàng tiềm năng quan trọng bao gồm nắm bắt khách hàng tiềm năng,theo dõi khách hàng tiềm năng trong thời gian thực và phân loại khách hàng tiềm năng.

Điều này sẽ tránh được tình trạng có nhân viên thì phải ôm quá nhiều khách hàng còn có nhân viên thì lại quá thảnh thơi.

Quản lý cơ hội

Theo dõi cơ hội là một chức năng quan trọng trong kênh bán hàng. Sử dụng Salesforce automation tools để tự động hóa giúp đạt được khả năng truy cập dữ liệu theo thời gian thực, theo dõi cột mốc cơ hội, thông tin đối thủ cạnh tranh và dự báo bán hàng.

Báo cáo và phân tích

Bảng điều khiển báo cáo và phân tích mạnh mẽ là điều cần thiết cho mọi công cụ tự động hóa nhân viên bán hàng.

Các báo cáo sẽ tự động thiết lập và cập nhật báo cáo theo thời gian thực. Doanh nghiệp có thể phân tích hiệu quả hoạt động của nhóm, cũng như đưa ra những phân tích chính xác về hoạt động kinh doanh. Qua đó, xây dựng những kế hoạch phù hợp trong kỳ tiếp theo.

3. Ưu điểm khi doanh nghiệp tự động hóa lực lượng bán hàng (SFA)

Giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng

Như đã phân tích  thì SFA giúp phân loại thông tin khách hàng, theo dõi quá trình mua hàng của khách. Từ đó, đưa ra các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thành công.

Giảm chi phí 

Khi doanh nghiệp tự động hóa quy trình kinh doanh, các nguồn lực sẽ không bị lãng phí giảm bớt chi phí vận hành.

Tăng hiệu quả hoạt động

Các quy trình được thực hiện tự động sẽ rõ ràng hơn, liền mạch và nối tiếp nhau, các bộ phận bán hàng phối hợp hiệu quả nhờ những tính năng quản lý, thông báo, tự động cập nhật thông tin.

Đồng bộ hóa dữ liệu

Các dữ liệu về khách hàng, đơn hàng, sản phẩm, doanh thu sẽ được lưu trữ, cập nhật và đồng bộ theo thời gian thực. Doanh nghiệp sẽ dễ quản lý, tránh việc làm thất thoát hay nhập sai dữ liệu. Từ đó, giảm thiểu những rủi ro khi xử lý đơn hàng và quản lý hoạt động kinh doanh.

Đưa ra quyết định xử lý kịp thời

Thông qua các dữ liệu được cập nhật, người dùng có thể tạo các mẫu báo cáo tự động nhằm hỗ trợ mình đánh giá hiệu suất công việc. Thông qua đó, phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp xử lý và xây dựng những kế hoạch phù hợp.

Tối ưu hóa quy trình bán hàng

Doanh nghiệp sẽ xây dựng quy trình bán hàng phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh trên hệ thống SFA. Người dùng có thể quản lý và theo sát các hoạt động kinh doanh để biết được tình trạng từng khách hàng và cách xử lý của nhân viên kinh doanh.

Giữ chân khách hàng

Với những khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể sử dụng các tính năng chăm sóc khách hàng như gửi email vào những dịp quan trọng, gửi tặng mã khuyến mãi, quà tri ân hay gửi tin nhắn văn bản,….

Tổng hợp thông tin và quản lý khách hàng 

Toàn bộ thông tin khách hàng sẽ được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống SFA. Doanh nghiệp có thể quản lý, phân loại dữ liệu khách hàng và từ đó phân tích để xác định được đặc điểm khách hàng tiềm năng. Qua đó, nhà quản lý sẽ đưa ra được các chiến lược tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả nhất.

Có thể thấy sales force automation cho phép doanh nghiệp tối ưu quy trình kinh doanh, tiếp cận khách hàng tốt hơn, tăng hiệu quả xử lý đơn hàng và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, từ đó giảm chi phí và tăng doanh thu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin đủ đến cho quý bạn đọc.

Bạn thấy bài viết có hữu ích?

Đánh giá bài viết này:

Đánh giá 0 / 5. Tổng số: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy trở thành người đánh giá đầu tiên.

Hãy để đội ngũ của chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh đột phá

Bộ phận kinh doanh

Chat ngay

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Gọi ngay: 1900 633437

Bộ phận công nghệ

Chat ngay