0
(0)

Hosting website được phân chia thành nhiều loại với những mục đích sử dụng và có những ưu – nhược điểm khác nhau. Hãy cùng TAKAS tìm hiểu rõ hơn về hosting thông qua bài viết dưới đây.

1. Web hosting là gì?

Web hosting hay hosting chính là một gói dịch vụ trực tuyến, cung cấp không gian lưu trữ để xuất bản website hay các ứng dụng web lên môi trường internet, chủ yếu là các bài viết, hình ảnh, video hoặc các file dữ liệu do bạn tạo ra. Khi đăng ký sử dụng hosting, có nghĩa là bạn đang thuê chỗ không gian đặt trên server để chứa toàn bộ file dữ liệu của website.

Ngoài ra, server (máy chủ) là một máy tính vật lý chạy xuyên suốt để website có thể hoạt động liên tục, bất kỳ lúc nào, thời gian nào. Khi sử dụng dịch vụ web hosting thì nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho server hoạt động tốt, chống được các cuộc tấn công mạng. Đồng thời, chuyển tất cả nội dung (bao gồm cả hình ảnh, văn bản, file) từ server xuống máy tính của người dùng thông qua yêu cầu truy cập.

2. Nguyên tắc hoạt động của hosting website là gì?

nguyên tắc hoạt động của hosting website là gì

Khi quyết định xây dựng website, bạn cần phải tìm hiểu về dịch vụ hosting là gì, nhằm đảm bảo có không gian lưu trữ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bởi web hosting sẽ chứa tất cả dữ liệu, database của website. Và bất kỳ người dùng nào gõ tên miền lên trình duyệt thì hosting sẽ chuyển tất cả các file cần thiết từ máy chủ đến trình duyệt đó.

Như vậy, nguyên tắc hoạt động của hosting có thể được ví như việc đi thuê nhà. Bạn cần thuê chỗ đủ sức chứa và thanh toán một khoảng tiền theo chu kỳ nhằm giữ cho server hoạt động không gián đoạn. Server hoạt động thì website mới có thể vận hành được.

3. Có bao nhiêu loại hosting hiện nay? Ưu và nhược điểm của từng loại như thế nào?

Hiện nay, hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting đều có nhiều loại hosting khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Trong đó, có 5 loại web hosting phổ biến là: Shared, VPS, Cloud, WordPress và cuối cùng là Dedicated Server.

3.1. Shared hosting

Để nói đến loại hosting phổ biến nhất, được các doanh nghiệp nhỏ hoặc blog ưa chuộng thì chỉ có thể là Shared hosting. Người dùng sẽ chia sẻ tài nguyên của server với người khác. Vì thế trên cùng một server sẽ tồn tại nhiều website dùng chung bộ nhớ, dung lượng đĩa, băng thông…

Ưu điểm

Chi phí rẻ.

Server được cài cấu hình sẵn, dễ dàng sử dụng. Không đòi hỏi người dùng có nhiều kiến thức kỹ thuật nên phù hợp cho những người mới bắt đầu.

Control panel thân thiện, dễ sử dụng.

Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ chịu trách nhiệm quản lý, vận hành server.

Nhược điểm

Ít quyền kiểm soát server.

Tốc độ truy cập website sẽ chậm khi số lượng truy cập tăng nhanh.

3.2. VPS Hosting

VPS được viết tắt của từ Virtual Private Server là loại hosting dùng chung server. Tuy nhiên, VSP có điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp sẽ phân vùng riêng trên server cho bạn. Điều này có nghĩa, bạn sẽ được thiết lập một không gian riêng trên server vật lý với bộ nhớ cùng vi xử lý riêng. Nhờ đặc điểm này mà VPS hosting cực kỳ phù hợp cho các doanh nghiệp cỡ vừa hoặc những website đang có tốc độ phát triển nhanh chóng.

Ưu điểm

Không tốn chi phí mua máy chủ nhưng vẫn có server riêng.

Lượng truy cập từ các website khác không gây ảnh hưởng đến hiệu năng website của bạn.

Có quyền root lên server.

Dễ dàng nâng cấp khi có nhu cầu.

Cho phép tùy biến cao.

Nhược điểm

Giá thành cao hơn shared hosting.

Người dùng phải có kiến thức về quản trị server.

3.3. Cloud Hosting

Loại hosting này đang được xem là giải pháp đáng tin cậy nhất hiện nay. Vì hầu như nó không hề down time. Để đạt được hiệu suất tuyệt vời này là nhờ nhà cung cấp có một bộ các server. Đồng thời, files và dữ liệu của website sẽ được phân phối trên các server này. Khi có bất kỳ một server nào bị quá tải hay xảy ra sự cố thì toàn bộ traffic của website sẽ được tự động chuyển và xử lý trên các server khác.

Ưu điểm

Hiệu năng hoạt động tốt, hầu như không có down time.

Khi server bị hỏng sẽ không gây ảnh hưởng đến website.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà tài nguyên sẽ được phân phối thích hợp.

Sử dụng chi phí tối ưu do thanh toán phụ thuộc vào mức độ sử dụng. Tức là, bạn chỉ thanh toán những gì đã dùng.

Tính linh hoạt cao hơn VPS hosting về khả năng mở rộng dung lượng.

Nhược điểm

Đôi khi hơi khó quản lý chi phí.

Không có quyền root để quản trị server.

3.4. WordPress hosting

Loại hosting này là một dạng của shared hosting và được thiết kế dành riêng cho website WordPress. Theo đó, server được cấu hình riêng cho WordPress và cài sẵn các plugin như plugin bảo mật, caching plugin.

Do là cấu hình tùy chỉnh riêng nên website tải nhanh và không gặp sự cố khi chạy. WordPress hosting thường có nhiều tính năng dành riêng cho WordPress như theme thiết kế riêng, builder kéo thả, các tools đặc thù.

Ưu điểm

Giá rẻ, thông thường bằng với giá của shared hosting.

Dễ sử dụng, phù hợp cho người mới bắt đầu.

Cài đặt WordPress đơn giản.

Hiệu năng cao cho các WordPress website.

Cài đặt sẵn WordPress plugins và theme.

Nhược điểm

Chỉ thích hợp dùng cho WordPress sites.

Có thể xảy ra vấn đề nếu sử dụng cho các website không phải WordPress.

3.5. Dedicated server hosting

Dedicated server hosting hoặc dedicated hosting là một máy chủ vật lý. Theo đó, tất cả tài nguyên trên server dành riêng cho bạn. Do đó, với dedicated server, bạn toàn bộ quyền quản lý server, và tủy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Thậm chí, bạn còn được phép cấu hình server, chọn hệ điều hành, phần mềm muốn sử dụng. Hoặc tùy ý cài đặt môi trường hosting riêng.

Dedicated server hosting có tính năng mạnh như server riêng bạn mua. Nhưng nó còn có ưu điểm là nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ web host.

Ưu điểm

Có toàn quyền truy cập root và kiểm soát, quản lý server.

Độ bảo mật cao do người dùng không chia sẻ tài nguyên với người khác.

Nhược điểm

Chi phí cao

Đòi hỏi phải có kiến thức, kinh nghiệm về quản lý server.

Bạn thấy bài viết có hữu ích?

Đánh giá bài viết này:

Đánh giá 0 / 5. Tổng số: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy trở thành người đánh giá đầu tiên.

Hãy để đội ngũ của chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh đột phá

Bộ phận kinh doanh

Chat ngay

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Gọi ngay: 1900 633437

Bộ phận công nghệ

Chat ngay