0
(0)

7P trong Marketing là một mô hình được phát triển dựa trên 4P. Vậy 7P trong Marketing là gì? Hãy cùng TAKAS cách triển khai chiến lược marketing mix mô hình 7P hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.

1. Marketing – Mix được hiểu như thế nào?

Marketing Mix hay còn được biết đến với cái tên Marketing hỗn hợp hoặc Tiếp thị hỗn hợp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực Marketing.

“Marketing-Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.”

Marketing Mix được định nghĩa theo giả thuyết 4C và các yếu tố 4P được phát triển vào những năm 1990. Theo thời gian, mô hình này đã được phát triển thành 7P. Vậy các yếu tố trong mô hình 7P là gì? Cùng TAKAS phân tích Marketing mix 7P nhé.

2. 7P Trong Marketing là gì?

7P trong marketing là gì

7P trong marketing là một mô hình được phát triển dựa trên 4P. Mô hình 7P marketing được hiểu đơn giản là một mô hình chiến lược marketing gồm nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).

2.1. Product(sản phẩm)

Đây là một yếu tố được xếp đầu tiên bởi nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Trong chiến lược Marketing Mix 7P, sản phẩm có thể hữu hình hoặc vô hình vì nó ở dạng hàng hóa hoặc dịch vụ. Nó sẽ quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Chắc chắn không có ai lựa chọn sản phẩm mình không cần hoặc không có nhu cầu. Nên các doanh nghiệp cần tìm hiểu những điều khách hàng muốn về sản phẩm, sau đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu này nhằm tăng doanh thu. Tuy vậy, hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất ra phải đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.

2.2. Price (giá cả)

Chữ P thứ 2 trong Marketing Mix 7p là Price. Giá cả ở đây không đơn giản là số tiền mà khách hàng chi ra để mua sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác bao gồm doanh thu, lợi nhuận của công ty. Cụ thể, nó được xem là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đôi lúc bạn không cần đặt mức giá rẻ để thu hút khách hàng, nhưng cũng cần cân bằng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức để cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp có thể dựa trên phân khúc giá thị trường, chi phí sản xuất để đặt giá cả phù hợp với sản phẩm, dịch vụ.

2.3. Place (kênh phân phối)

Chữ P thứ ba trong Mô hình 7P là Place. Place ở đây được hiểu là địa điểm hay kênh phân phối. Ban đầu Place được sử dụng chủ yếu để chỉ những địa điểm phân phối người tiêu dùng tới mua sản phẩm. Nhưng, trong thời đại kỹ thuật số phát triển như ngày nay, khái niệm về cụm từ này gồm những địa điểm cả online lẫn offline. Vì vậy, bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng, điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường.

2.4. Promotion (quảng bá)

Promotion trong chiến lược 7P bao gồm các hoạt động giúp gia tăng doanh số bán hàng, làm cho khách hàng nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng nhất để dẫn đến hành động, thông qua các hình thức như:

Quảng cáo: thông qua truyền hình, báo, tạp chí, phát tờ rơi,mạng xã hội, website,…

Quan hệ công chúng: bằng các hình thức như thông cáo báo chí, sự kiện, tài trợ, hội nghị, ra mắt sản phẩm,… sẽ mang sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Bán hàng cá nhân: là hoạt động không thể thiếu để xúc tiến bán hàng, đặc biệt trong lĩnh vực B2B.

Truyền miệng: đây cũng được xem như một hình thức quảng bá sản phẩm hiệu quả. Nếu dịch vụ của bạn thật sự tốt, bạn sẽ được khách hàng chia sẻ với nhau thông qua những cuộc trò chuyện.

2.5. People (con người)

Yếu tố con người là vô cùng cần thiết và quan trọng bởi vì khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ thông qua con người. Nếu con người làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ sẽ nâng cao được trải nghiệm người dùng, từ đó chất lượng dịch vụ sẽ trở nên tốt hơn trong mắt khách hàng. Ngược lại, dịch vụ sẽ bị đánh giá tệ khi con người làm không tốt.

Một doanh nghiệp nên đảm bảo “Chăm sóc khách hàng” tốt nhất. Thái độ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do vậy, mọi nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2.6. Process (quy trình)

Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.

Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian nhanh chóng và đúng với thỏa thuận luôn được đánh giá cao. Sự trải nghiệm về dịch vụ, quá trình chờ đợi mua sản phẩm, sự giúp đỡ của nhân viên và thái độ tư vấn. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.

2.7. Physical evidence (cơ sở vật chất)

Chữ P cuối cùng là Physical evidence trong 7P Marketing mix. Trên thực tế, mặc dù sản phẩm trong dịch vụ là vô hình nhưng nó cần được kết hợp với các yếu tố hữu hình để tạo nên chất lượng, thương hiệu và trải nghiệm người dùng tốt.

Yếu tố cơ sở vật chất trong dịch vụ Marketing là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến uy tín và cách đánh giá về chất lượng dịch vụ có tốt hay không. Cơ sở vật chất ở đây có thể là không gian đón tiếp khách hàng, các trang thiết bị phục vụ, giấy tờ, chứng nhận liên quan,… Nó không những giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn mà còn là bộ mặt để đánh giá về doanh nghiệp.

3. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hiệu quả và chính xác mô hình 7P trong marketing là gì?

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hiệu quả mô hình 7P đó chính là các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng. Đồng thời xây dựng chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

Hơn nữa, mô hình 7P trong marketing còn giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng phù hợp. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm mới. Hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Với những thông tin bạn có thể thấy được việc sử dụng mô hình 7P hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được thành công về tài chính. TAKAS hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về marketing mix. Chúc bạn luôn thành công!

 

Bạn thấy bài viết có hữu ích?

Đánh giá bài viết này:

Đánh giá 0 / 5. Tổng số: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy trở thành người đánh giá đầu tiên.

LIÊN HỆ

Hãy để đội ngũ của chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh đột phá

Trò chuyện với tư vấn viên

Chat ngay

Hotline tư vấn nhanh

Gọi ngay: 1900 633437

Đặt lịch hẹn tư vấn

Gửi email