Mục lục
Mục lục
Customer Acquisition Cost là một trong những chỉ số để doanh nghiệp đo lường marketing có hiệu quả hay không? Vậy Customer Acquisition Cost là gì? Hãy để TAKAS giải đáp giúp bạn thông qua bài viết này.
Trong marketing mọi người hay nhắc đến Customer acquisition hay Customer acquisition cost. Vậy Customer acquisition là gì hay Customer acquisition cost là gì?
Theo đó, Customer acquisition dịch ra tiếng việt có nghĩa là: “sở hữu khách hàng”. Trong doanh nghiệp, đây là quá trình lập chiến dịch marketing để thu hút, kêu gọi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của công ty. Mục tiêu sở hữu khách hàng là để chuyển đổi khách hàng thành doanh thu phát triển doanh số, mở rộng thị phần.
Vậy còn Customer Acquisition Cost thì sao? Theo đó Customer Acquisition Cost viết tắt là CAC có nghĩa là chi phí sở hữu khách hàng. Đây là các chi phí có liên quan đến việc điều hướng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các chi phí này có thể kể đến là: chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo,…
CAC là một chỉ số kinh doanh quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như giúp các doanh nghiệp thấy được số tiền mà họ đã bỏ ra cho việc tiếp thị, trả lương nhân viên hay nhiều chi phí khác.
Việc theo dõi CAC cũng giúp doanh nghiệp không chi tiêu vượt qua ngoài tầm kiểm soát.
Các loại chi phí sở hữu khách hàng Customer Acquisition Cost là gì?
Có các chi phí sở hữu khách hàng như sau:
– Tiền lương nhân viên bán hàng và tiếp thị;
– Chi phí thiết bị phục vụ công việc như: Máy in, máy tính, điện thoại;
– Ứng dụng và công cụ phần mềm như CRM, tự động hóa tiếp thị;
– Dịch vụ tư vấn của các bên thứ ba và các cơ quan sử dụng cho nhu cầu tiếp thị, quảng cáo và sáng tạo;
– Chi phí quảng cáo gồm: quảng cáo trực tiếp và quảng cáo trực tuyến;
– Chi phí tài trợ hội nghị và sự kiện;
– Giảm giá (Khi giá niêm yết của sản phẩm được chiết khấu để sở hữu 1 khách hàng, số tiền giảm giá này được thêm vào chi phí sở hữu khách hàng).
CRO là viết tắt của cụm: Conversion Rate Optimization tức là Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Đây có nghĩa là quá trình tăng tỷ lệ người dùng hoặc khách truy cập trang web thực hiện một hành động mong muốn.
Thế nên một trong những cách tối ưu CAC chính là tối ưu chuyển đổi CRO. Doanh nghiệp giữ chân khách hàng, tăng doanh thu nhờ vào lượng khách hàng online bằng cách tối ưu hoá giao diện website, tăng trải nghiệm mua hàng, thực hiện các công cụ hữu ích trên website để khách hàng ở lại trang web lâu hơn và thực hiện nhiều hành động như click.
Hơn thế nữa, hệ thống chốt đơn và thanh toán online cũng cần đảm bảo để khách hàng luôn cảm thấy thuận tiện và đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng hủy đơn do không còn nhu cầu.
Tóm lại là làm tốt website giúp tối ưu hoá chuyển đổi CRO cũng tăng khách hàng, tăng doanh thu. Để làm điều này thì website của doanh nghiệp bạn phải chỉnh chu bắt mắt cả về giao diện cả về trải nghiệm. Nếu cần đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, tính năng ưu việt vui lòng liên hệ TAKAS để được hỗ trợ nhanh nhất.
Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có được định hướng tốt nhất để triển khai các chiến dịch marketing của mình.
Khi đã hiểu rõ customer acquisition là gì thì khách hàng mục tiêu là đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ bao gồm những tính năng hướng tới nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu đó.
Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua các chiến dịch marketing, doanh nghiệp chủ yếu cần hướng sản phẩm tới đúng khách hàng mục tiêu của mình. Tất cả những gì mà doanh nghiệp cần làm là khiến họ biết nhiều hơn đến thương hiệu sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Giá trị khách hàng có nghĩa là nâng cao tính quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Một trong những hoạt động thể hiện điều này là việc tiếp nhận, thu thập phản hồi của khách hàng. Từ những “feedback” này doanh nghiệp sẽ nắm rõ được nhận định của khách hài lòng ở đâu và chưa hài lòng điểm nào mà sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Từ đó phản hồi khắc phục những gì họ trải nghiệm không tốt nếu thấy hợp lý để đảm bảo giữ chân khách.
Inbound marketing là chiến lược gồm nhiều hoạt động marketing giúp doanh nghiệp tạo ra một lượng lớn khách hàng tiềm năng, và thôi thúc họ thực hiện hành vi chuyển đổi. Bởi doanh nghiệp đẩy mạnh các chiến dịch marketing như quảng cáo, các kênh marketing online như blog, page, website sẽ tốn ngân sách rất nhiều và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến phí customer acquisition chưa được tối ưu.
Giải pháp phát triển Inbound Marketing chính là hướng đi hiệu quả, có tiềm năng cho mọi doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí sở hữu khách hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng email marketing để tối ưu CAC. Theo đó, email marketing là một hình thức tiếp thị thông qua email (thư điện tử) nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng & khách hàng để quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ.
Việc sử dụng Email để quảng bá sản phẩm và dịch vụ là một nguồn tài nguyên chất lượng và hợp lý để tối ưu chi phí sở hữu khách hàng.
Đặc biệt, khi biết cách viết email marketing hiệu quả, doanh nghiệp càng nâng cao khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu chi phí Customer Acquisition.
Landing Page còn được gọi là trang đích. Đây là các trang web độc lập được sử dụng để chuyển đổi khách hàng và thúc đẩy hành động mua của khách hàng.
Trang đích có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng như nhắm tới đối tượng cụ thể; cung cấp nội dung và thông điệp được cá nhân hóa, phù hợp với tâm lý khách hàng. Trang đích được sử dụng để tối ưu chính cho các chiến dịch quảng cáo trả phí.
Khi Landing Page được tối ưu, việc doanh nghiệp thuyết phục khách hàng tiềm năng sẽ có hiệu quả cao hơi, tăng cao tỷ lệ chuyển đổi, qua đó giảm bớt chi phí để sở hữu một khách hàng bằng cách xây dựng và tối ưu trang đích một cách hiệu quả nhất.
Rõ ràng việc đo lường chỉ số CLV (giá trị vòng đời khách hàng) giúp doanh nghiệp xác định được các chiến lược Marketing hay chiến lược giữ chân khách hàng của mình có hiệu quả hơn và trên đây là 5 cách để giúp tối ưu CAC hiệu quả nhất nhưng vẫn tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu bán hàng.
Hãy để đội ngũ của chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh đột phá