Mục lục
Mục lục
Kỷ nguyên chuyển đổi số đang diễn ra trên toàn thế giới. Các công ty thành công thông qua chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và mang lại lợi ích cho khách hàng. Nhưng chuyển đổi số thành công đòi hỏi phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa theo cách mà một tổ chức dự định thực hiện.
Thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số. Mọi người đều sở hữu một thiết bị thông minh. Nhiều người có các thiết bị khác nhau để chơi game, để làm việc, v.v. Những thiết bị này làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn và cho phép chúng ta hoàn thành công việc nhanh hơn và tối ưu hơn. Với những yếu tố này, cùng với sự gia tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh của họ. Đặc biệt khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).
Tuy nhiên, việc chuyển đổi không dễ dàng hay nhanh chóng. Quá trình chuyển đổi có thể tốn kém hơn lợi nhuận thu được. Đây là lý do tại sao các tổ chức cần tạo ra một chiến lược chuyển đổi số toàn diện để nhanh chóng chuyển thành các quy trình và thu được kết quả cuối cùng tích cực. Tuy nhiên, trước khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp nên tiến hành phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) về cách thức dự định đạt được mục đích chuyển đổi số.
Lợi ích của trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) là mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số mà con người muốn khai thác. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm và công nghệ mà họ muốn phát triển. Thật vô nghĩa khi bỏ công sức vào quá trình chuyển đổi dẫn đến sử dụng sản phẩm kém chất lượng hoặc sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo nên làm việc với bộ phận CNTT để giải thích nhu cầu, ngân sách và thời hạn để có thể cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp.
Xem xét những gì tổ chức đã có chính là thực hiện kiểm toán cơ sở hạ tầng hiện có. Doanh nghiệp nên tìm hiểu chuyển đổi số có thực sự đáp ứng cho sự thay đổi hay cần thiết rà soát hoặc chỉnh sửa lại không. Cũng là một ý tưởng hay để kiểm tra và xem xét liệu khung hạ tầng cơ sở hiện có đã được chia nhỏ ra hay chưa, nếu chưa thi việc chuyển đổi số là cần thiết.
Trở ngại của công nghệ là sự thay đổi liên tục. Đây là điều rất khó khăn cho chúng ta có thể bắt kịp. Khi con người có những giới hạn và khó có thể chăm sóc được nhiều khách hàng một lúc. Ngoài ra, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận. Các giải pháp công nghệ số để chuẩn hóa là rất cần thiết. Ví dụ: AI giúp tự động hóa một số tác vụ nhất định.
Khi một công ty đã quyết định sử dụng công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi, các nhà lãnh đạo nên ghi nhớ một thực tế đơn giản. Chuyển đổi số là một quá trình. Quá trình này cần được lên kế hoạch, lập ngân sách và chi tiết rõ ràng. Cách tốt nhất để làm điều này là nhấn mạnh tính minh bạch, rõ ràng và số liệu thống kê của chiến lược chuyển đổi số đã chọn.
Các nhóm chuyển đổi kỹ thuật số cần làm việc với quản lý cấp cao để tìm cách chịu trách nhiệm cho sự thành công của dự án. Cách duy nhất để làm điều này là tạo ra một kế hoạch tài chính rõ ràng và có thể đo lường được. Nhưng không ai phân tích làm thế nào để đo lường sự thành công của chuyển đổi kỹ thuật số. Nó phụ thuộc vào doanh nghiệp, phạm vi chuyển đổi, v.v. Để bắt đầu, hãy xem xét cách doanh nghiệp có thể thực hiện và thử nghiệm chiến lược của mình, theo dõi tiến trình và tìm ra các nút thắt. Thực hiện tất cả những phép đo lường này càng rõ ràng thì cho dù đang triển khai công nghệ nào vào nơi làm việc hay đang thay đổi các thiết bị mà đội ngũ nhân lực của bạn sử dụng, thì chắc chắn cũng sẽ đạt được quá trình chuyển đổi số đúng cách.
Để bắt đầu quá trình chuyển đổi số, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như toàn bộ lực lượng lao động cần nắm được lộ trình toàn diện để chuẩn bị đầy đủ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ.
Yếu tố thứ 1 quan trọng nhất của một bộ khung chuyển đổi số chính là chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ. Chiến lược cần được xác định càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt, cũng như định hướng cho toàn bộ tổ chức và nâng cao nhận thức cho lực lượng lao động.
Yếu tố thứ 2 đó là một mô hình đổi mới rõ ràng. Mô hình này nên sử dụng những thực tiễn tốt nhất để giúp thúc đẩy văn hóa tổ chức và đổi mới mạnh mẽ hơn. Trong mô hình này, giá trị kinh doanh số có thể được nhận thấy bằng cách bao quát các quy trình như phát triển giải pháp nhanh.
Yếu tố thứ 3 là mô hình hoat động CNTT và các công cụ phù hợp nhất. Trong mô hình này thì sự hợp tác và tốc độ nhanh chính là chìa khóa. Bất kỳ mô hình CNTT nào cũng nên khuyến khích việc ươm tạo các thủ tục và chiến lược mới.
Yếu tố cuối cùng là một mô hình nền tảng. Về cả khía cạnh kỹ thuât và khía cạnh thương mại, các nền tảng phù hợp cần được cung cấp. Chuyển đôi toàn bộ tổ chức nên là ưu tiên của nền tảng này, nhưng đổi mới cũng nên được đánh giá cao. Bất kỳ mô hình kinh doanh kỹ thuật số nào cũng đòi hỏi sự kết hợp 2 đặc điểm này để thay đổi và thích nghi khi cần thiết.
Bài viết được chia sẻ bởi anh Đỗ Ngọc Phi Cường, Chief Executive Officer tại TAKAS Technology hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nắm giữ vai trò chiến lược, định hướng, chính sách, nguồn lực con người và công nghệ của TAKAS Technology. Anh là người hoạch định chiến lược cho các sản phẩm, dịch vụ mới, tham gia các dự án chuyển đổi số cùng khách hàng lớn của TAKAS Technology.
Hãy để đội ngũ của chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh đột phá